Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp kể từ khi xuất hiện vào cuối năm 2019. Dịch bệnh bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, tổng số ca nhiễm toàn cầu đã lên đến hơn 12 triệu, hơn 500 nghìn ca tử vong và vẫn còn hơn 4 triệu ca đang nhiễm. Dịch bệnh lần này diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại.
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), các nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ có sự tăng trưởng âm về kinh tế. Trong đó, Hoa Kỳ và EU là những khu vực có sự sụt giảm nghiêm trọng khi mức giảm lần lượt đạt 8% và 10%. Đây đều là các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam nên kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Cũng theo đại diện IMF, dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 có thể giảm xuống còn 2,7% do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng sẽ tăng lên 7% năm 2021. Đây là một dự báo khá khả quan của IMF khi hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều đạt mức tăng trưởng vượt bậc so với 2019.
|
2019 |
2020 |
2021 |
Toàn cầu |
2,9 |
-4,9 |
5,4 |
Hoa Kỳ |
2,3 |
-8,0 |
4,5 |
Khu vực Euro |
1,3 |
-10,2 |
6,0 |
Nhật Bản |
0,7 |
-5,8 |
2,4 |
Trung Quốc |
6,1 |
1,0 |
8,2 |
Ấn Độ |
4,2 |
-4,5 |
6,0 |
ASEAN-5 |
4,9 |
-2,0 |
6,2 |
Dự báo tăng trưởng toàn cầu của IMF
Cụ thể, dịch Covid-19 đã tạo ra cú sốc kép về cả phía cung và phía cầu trên phạm vi toàn thế giới. Về phía cung, do ảnh hưởng của việc cách ly xã hội nên hoạt động sản xuất suy giảm, chuỗi cung ứng bị xáo trộn, đặc biệt ở những ngành xuất khẩu. Ở phía cầu, mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giảm do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh bị mất việc, giảm thu nhập do dịch bệnh. Dẫn đến việc, tăng trưởng GDP quý I của hầu hết các nền kinh tế đều thấp hơn kỳ vọng và GDP quý II sẽ còn suy giảm nghiêm trọng hơn do nền kinh tế chưa thể phục hồi. Về thị trường lao động, số liệu ước tính toàn cầu của ILO cho thấy sự sụt giảm chưa từng có của các hoạt động kinh tế và số giờ làm việc. Tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2020, số liệu ước tính cho thấy số giờ làm việc của Quý II sẽ giảm khoảng 6,7%, tương đương với 195 triệu người lao động làm việc toàn thời gian[1], khiến cho thương mại quốc tế giảm 3,5% và lạm phát ở các nước đang phát triển giảm 1,3 điểm % xuống 0,4% và ở các nước đang phát triển giảm 1,2 điểm % xuống 4,2%.
Việt Nam đã có chính sách tài khóa mở rộng đang được áp dụng. Chính phủ đề ra chính sách giảm hàng loạt thuế phí, đồng thời tung ra các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và hệ thống y tế. Chiếm quy mô lớn nhất trong gói hỗ trợ là chính sách về các gói hỗ trợ về tín dụng và gian hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho doanh nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ cũng đã tăng quy mô đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách lên mức 6,7 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ kích thích tăng trưởng và tạo việc làm. Ngân hàng Nhà nước đã thông báo về việc ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Quy mô các gói ứng phó và hỗ trợ Covid-19 của Chính phủ Việt Nam
Nguồn: Đỗ Thiên Anh Tuấn (2020)
Việt Nam kiểm soát khá tốt tình hình dịch bệnh và được xem như một bài học thành công cho nhiều nước trên thế giới đến nay. Những chính sách hỗ trợ, kích cầu, nền kinh tế Việt Nam
cùng nỗ lực doanh nghiệp kinh tế đạt được mức tăng trưởng dương trong 6 tháng đầu năm, đạt mức 1,81%. Dù vậy, tác động của dịch Covid-19 vẫn ảnh hưởng khó dự báo đến tăng trưởng kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm, nền kinh tế vẫn có sự tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng đã suy giảm ở tất cả các khu vực kinh tế. Trong đó, nhà hàng, khách sạn và vận tải là những ngành dịch vụ bị ảnh hưởng lớn nhất do chính sách cấm nhập cảnh và giãn cách xã hội. Đặc biệt, mức tăng trưởng ngành nhà hàng, khách sạn trong 6 tháng đầu năm bị sụt giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2019.
Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Tuy vậy, nhiều ngành vẫn có những phản ứng tích cực để hỗ trợ nhu cầu cấp thiết cho người dân trong nước và quốc tế. Ngành y tế với mức tăng trưởng đạt 10%. Các ngành thương mại; giáo dục; dịch vụ chuyên môn; dịch vụ tài chính, ngân hàng; viễn thông đều có mức tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm 2020.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đã có sự sụt giảm nghiêm trọng trong tháng 4, giai đoạn cách ly xã hội, nhưng đã dần hồi phục ở tháng 5 và đạt mức tăng trưởng dương trong tháng 6. Trong 6 tháng cuối năm, sức mua có thể suy yếu nếu tình hình dịch bệnh có biến chuyển mới và thất nghiệp tiếp tục gia tăng.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ Việt Nam
(danh nghĩa, hàng tháng so với cùng kỳ)
Nguồn: Trading economics
Xuất khẩu cũng là một trong những mảng chịu tác động lớn trong bối cảnh dịch bệnh. Kim ngạch xuất khẩu phân theo ngành của cả nước trong 6 tháng đầu năm đạt 121 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ. Xuất khẩu của các ngành tiêu dùng như điện thoại, may mặc, da giày, thủy sản đều có sự sụt giảm mạnh về chỉ tiêu tăng trưởng. Ở những ngành liên quan đến máy móc, thiết bị, điện tử vẫn giữ được mức tăng trưởng tốt, đều trên 24%. Các thị trường xuất khẩu chính đều có sự giảm sút riêng Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn đạt được mức tăng trưởng cao với 2 con số. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 30,3 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 19,5 tỷ USD, tăng 17,4%, do mặt hàng điện thoại và linh kiện tăng 127,9%).
Kim ngạch xuất khẩu phân theo ngành |
|
Kim ngạch xuất khẩu phân theo thị trường |
||||
6 tháng/2020 |
Tỷ USD |
Tăng trưởng |
|
6 tháng/2020 |
Tỷ USD |
Tăng trưởng |
Tổng số |
121,2 |
-1,1% |
|
Tổng số |
121,2 |
-1,1% |
Điện thoại di động |
21,5 |
-8,4% |
|
Hoa Kỳ |
30,2 |
10,3% |
Điện tử |
19,3 |
24,2% |
|
EU |
16,1 |
-8,8% |
May mặc |
12,8 |
-15,5% |
|
Trung Quốc |
19,5 |
17,4% |
Máy móc, thiết bị |
10,3 |
25,2% |
|
ASEAN |
11,1 |
-14,2% |
Da giày |
8,1 |
-6,7% |
|
Nhật Bản |
9,4 |
-2,3% |
Nội thất |
5,0 |
2,4% |
|
Hàn Quốc |
9,3 |
2,3% |
Thủy sản |
3,6 |
-8,3% |
|
|
|
|
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn chung, dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam mức tăng trưởng thấp nhất trong hàng chục năm qua. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong số ít quốc gia đạt mức tăng trưởng dương nửa đầu năm 2020. Kỳ vọng chính sách kịp thời cho cộng đồng doanh nghiệp và người lao động, Việt Nam có nhiều cơ hội trong việc vực dậy nền kinh tế.
Nguyễn Phương